Khoa - Chuyên ngành
Khoa Kỹ thuật hàng không – Học viện hàng không việt nam đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong công tác đào tạo nhân lực Kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay từ các hệ đào tạo ngắn hạn nhân viên bảo dưỡng tàu bay (ATO) đến các kỹ sư thực hành bảo dưỡng tàu bay, kỹ sư Kỹ thuật hàng không với mức thu nhập và đãi ngộ hấp dẫn (từ 10 đến 70 triệu đồng) cho các đối tác chiến lượt hằng năm trong và ngoài nước như Vietjet Air, Bamboo Airways, Vietravel Airlines, Aerospace Engineering Services Joint Stock Company (AESC), Southern Airports Aircraft Maintenance Services Co. Ltd. (SAAM), Vietstar Airlines, Lao Airlines,… với nhu cầu tuyển dụng từ 300 – 400 nhân viên trên một năm.
Chuyên ngành kỹ thuật hàng không tại Khoa kỹ thuật hàng không luôn được cập nhập và bám sát các yêu cầu từ các nhà tuyển dụng để đảm bảo sinh viên sau khi ra trường sẽ có các khối kiến thức vững chắc của một kỹ sư kỹ thuật hàng không với 150 tín chỉ trong đó hớn 108 tín chỉ lý thuyết chuyên ngành với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm về (nguyên lý tàu bay, cấu trúc tàu bay, các hệ thống tạo lực đẩy tàu bay, các hệ thống điều khiển khiển, dẫn đường, giám sát tàu bay, hệ thống an toàn hàng không, an toàn sân đỗ) đồng thời thành thạo các kỹ năng bảo dưỡng tàu bay với các giảng viên và chuyên gia đầu ngành về các kỹ năng đọc tài liệu (AMM, IPC, FIM…), tháo lắp thiết bị, sử dụng các công cụ hỗ trợ,… thông qua hơn 17 tín chỉ (510 giờ thực hành) thực tế tại các Phòng thực hành đạt chuẩn quốc tế, trên các tàu bay thực tế tại Cơ sở 2 và tại Trung tâm đào tạo phi công (cơ sở 3 của học viện). Song song với học tập trên lớp sinh viên được tham gia các hoạt động thực tế (kiến tập) tại các hãng hàng không và được rèn luyện các kỹ năng mềm, kỹ năng giải quyết vấn đề, các quy định về hàng không và an toàn lao động trong lĩnh vực bảo dưỡng. Chương trình được xây dựng có sự tham khảo các chương trình tốt nhất trong và ngoài nước để sinh viên phát huy tối đa tính tự học và học tập nâng cao trình độ sau này.