Lịch sử chế tạo máy bay

 

       Từ thời cổ đại, con người đã có mơ ước được bay lượn như chim. Điều này được thể hiện trong các câu chuyện thần thoại với các nhân vật bay được nhờ lắp thêm đôi cánh. Trải qua hàng ngàn năm, con người đã nỗ lực không ngừng để chế tạo ra các vật thể bay, từ thể loại thô sơ đầu tiên là con diều, đến khinh khí cầu, cho đến các loại máy bay siêu âm hiện đại ngày nay.

     Một trong những ví dụ đầu tiên về vật thể bay do con người chế tạo là con diều. Đây là phát minh của người Trung Hoa vài trăm năm trước Công Nguyên và dần dần được phổ biến trên toàn thế giới.

     Bản vẽ thiết kế máy bay đầu tiên có lẽ thuộc về danh họa Leonardo da Vinci ở thế kỷ 15. Các bản vẽ của ông khá tiến bộ và chi tiết so với thời đó, nhưng chưa đủ cơ sở khoa học để chứng minh những chiếc máy bay đó nếu được chế tạo sẽ bay được. Leonardo da Vinci chỉ dừng lại ở các bản thiết kế chứ chưa thử chế tạo.
 

Bản vẽ thiết máy bay của Leonardo da Vinci (Nguồn: http://www.drawingsofleonardo.org)

     Đến thế kỷ 18, khinh khí cầu được phát minh và trở thành vật thể bay có người lái đầu tiên trong lịch sử. Khinh khí cầu có thể sử dụng không khí đốt nóng hoặc khí hydro ở thời đó. Khinh khí cầu có thể bay tự do hoặc được neo giữ và điều khiển bằng dây thừng. Vào thời điểm này, các lý thuyết về động lực học lưu chất và các định luật Newton được phát triển, làm tiền đề cho sự phát triển của lý thuyết khí động học hiện đại. Ngày nay khinh khí cầu vẫn còn được sử dụng, phổ biến nhất cho mục đích tham quan một địa điểm du lịch từ trên cao.

     Con người vẫn không ngừng nghiên cứu để chế tạo vật thể bay nặng hơn không khí. Nhiều thí nghiệm với tàu lượn đã đặt nền tảng cho ngành chế tạo máy bay.

     Ngày 17/12/1903 đánh dấu bước khởi đầu của ngành hàng không thế giới khi anh em nhà Wright bay thành công chuyến bay đầu tiên trong thời gian 12 giây và đi được quãng đường 37 mét. Chuyến bay của anh em nhà Wright đã biến giấc mơ bay được của con người thành hiện thực. Mặc dù cần đến sự trợ giúp của một bệ đỡ khi cất cánh và khi hạ cánh còn khó khăn nhưng đó là chiếc máy bay đầu tiên nặng hơn không khí, sử dụng động cơ và được điều khiển bởi người ngồi trên đó.

 Chuyến bay đầu tiên của hàng không thế giới (Nguồn: http://www.wright-brothers.org)

     Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, máy bay càng ngày càng hiện đại. Tốc độ của máy bay được tăng dần dần đạt đến ngưỡng âm thanh rồi đến siêu thanh. Các loại vật liệu chế tạo máy bay cũng được cải tiến càng ngày càng nhẹ và bền để có thể chở được tải trọng lớn. Máy bay đang chiếm một vị trí quan trọng trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khách trên toàn thế giới.

Tác giả
Trần Thị Quỳnh Như

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH: 104 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: 0911 959 505 - (028)38422199

Fax: 38447523 | Email:info@vaa.edu.vn

CÁC CƠ SỞ KHÁC

CƠ SỞ 2:

18A/1 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

CƠ SỞ 3:

243 Nguyễn Tất Thành, Phường Cam Nghĩa, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

KHOA KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG

TỌA LẠC:

18A/1 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp.HCM

Văn phòng: G01

Email: kthk@vaa.edu.vn

Điện thoại: 028.3811.3073

ĐƠN VỊ LIÊN KẾT
© Copyright 2024 VAA |KHOA KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG. Thiết kế bởi Zozo